Tư vấn phẫu thật tât khúc xạ bằng phương pháp Phakic
30/08/2023‘Bàn tay vàng trong làng nhãn khoa’ – Bác sĩ Bùi Tiến Hùng
30/08/20231. Tìm hiểu về đục thủy tinh thể
1.1 Đục thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là một lớp trong suốt, hình đĩa, lồi 2 mặt, nằm phía sau mống mắt và phía trước dịch kính của mắt. Thủy tinh thể được tạo thành chủ yếu từ nước và protein. Bộ phận này có chức năng như một thấu kính hội tụ tạo ảnh ngược chiều trên võng mạc.
Đục thủy tinh thể hay cườm khô là tình trạng xuất hiện các vùng mờ trên thủy tinh thể. Điều này khiến thủy tinh thể vốn trong suốt bị vẩn đục. Dẫn tới cản trở đường truyền ánh sáng khiến hình ảnh thu được không rõ nét. Người bệnh sẽ cảm thấy mọi thứ mờ, mất đường nét, nhạt nhòa hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, đục thủy tinh thể phát triển chậm và không ảnh hưởng đến thị lực ngay từ đầu. Tuy nhiên về lâu dài, đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mất thị lực.
Bệnh thủy tinh thể có thể dễ dàng điều trị nếu được phát hiện sớm. Trong trường hợp nặng có thể thực hiện phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể để cải thiện thị lực.
1.2 Phân loại
Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, có thể chia bệnh đục thủy tinh thể làm 4 loại:
- Đục thủy tinh thể do tuổi già: đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Những thay đổi bình thường của mắt bắt đầu xảy ra sau tuổi 40, khiến cho các protein trong thủy tinh thể bị phá vỡ dẫn đến đục thủy tinh thể.
- Đục thủy tinh thể do bệnh lý: bệnh đục thủy tinh thể có thể gặp trên các đối tượng có các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì…
- Đục thủy tinh thể do chấn thương: bị chấn thương mắt, biến chứng phẫu thuật mắt, tiếp xúc với ánh mặt trời trong thời gian dài có thể gây đục thủy tinh thể.
- Đục thủy tinh thể do gen: một số rối loạn di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể
1.3 Triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, chỉ một vùng nhỏ của thủy tinh thể bị đục nên thường không có triệu chứng gì. Sau đó, nếu không được điều trị, dần dần thủy tinh thể ngày càng đục nhiều hơn. Ánh sáng đến võng mạc giảm khiến bệnh nhân nhìn mờ hơn.
Dưới đây là các triệu chứng thường thấy (có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt) của bệnh đục thủy tinh thể:
- Có tầm nhìn mờ, khó nhìn, nhanh mỏi mắt
- Nhìn thấy hình ảnh đôi hoặc bóng mờ từ mắt bị đục thủy tinh thể
- Cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng (đặc biệt là với đèn pha đang tới vào ban đêm)
- Khó nhìn rõ vào ban đêm hoặc cần thêm ánh sáng khi đọc
- Nhìn các màu sắc rực rỡ thành màu nhạt hoặc bị ám vàng
Nguy cơ từ bệnh đục thủy tinh thế
- Đục thủy tinh thể là một trong những căn bệnh hàng đầu gây mù lòa
- Nếu không điều trị, hoặc điều trị muộn, đục thủy tinh thể sẽ diễn tiến rất nhanh, đến một giai đoạn nhất định thì việc điều trị là rất khó khăn
- Đục thủy tinh thể có thể dẫn tới tăng nhãn áp gây ra mù lòa
2. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
-Phần đông người mắc bệnh là người lớn tuổi,nguyên nhân đến từ quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
-Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím từ mặt trời
-Sử dụng thuốc gây tác dụng phụ cho mắt(corticoid,thuốc chống trầm cảm..)
-Cận thị thoái hóa
-Chấn thương mắt,tai biến,di chứng sau phẫu thuật mắt
-Mắc phải các bệnh lý mạn tính: tiều đường,béo phì,cao huyết áp…
3. Ưu điểm của phẫu thuật Phaco
- Thời gian phẫu thuật ngắn (5-10 phút).
- Máy PHACO thế hệ mới, ít gây tổn hại nội mô giác mạc, vết mổ nhỏ (~2.2 mm) nên không cần khâu.
- Ít gây đau đớn, không chảy máu.
- Tỷ lệ thành công rất cao, ít để lại biến chứng.
- Khắc phục được hầu hết các tật khúc xạ (cận, loạn, viễn thị).
- Thị lực phục hồi nhanh, bệnh nhân không cần nằm viện.
4. Phân loại thủy tinh thể nhân tạo (IOL)
-Thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự: cho phép mắt nhìn rõ ở một cự ly nhất định
-Thủy tinh thể nhân tạo 2 tiêu: cho phép mắt nhìn được ở cự ly xa và gần
-Thủy tinh thể nhân tạo 3 tiêu cự: cho phép mắt nhìn được vật ở khoảng cách xa, trung gian và gần; đưa chức năng thị giác của người bệnh trở về gần như chức năng của người trẻ, giúp bệnh nhân thực sự thoải mái trong các hoạt động hằng ngày.
–Thủy tinh thể nhân tạo TORIC: cho phép điều chỉnh các loạn thị giác mạc đi kèm với bệnh đục thủy tinh thể, giảm hoặc khử hoàn toàn loạn thị giác mạc và cải thiện đáng kể thị lực.
6. Quy trình khám và phẫu thuật thay thủy tinh thể tại Bệnh viện Mắt Thiên Thanh
Bệnh nhân đến với Bệnh viện Thiên Thanh để thăm khám và tư vấn thay thủy tinh thể sẽ được kiểm tra,thực hiện các xét nghiệm cần thiết.Cụ thể là:
6.1. Kiểm tra chức năng mắt
– Thử thị lực
– Đo khúc xạ
– Đo nhãn áp
6.2. Khám và tư vấn bởi bác sĩ
6.3. Đo công suất thể thủy tinh nhân tạo:
Khi bệnh nhân có chỉ đinh phẫu thuật và đồng ý phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng sau:
– Siêu âm A-B
– IOL Master
– Kiểm tra đáy mắt
- Soi đáy mắt
- Chụp đáy mắt
- Chụp OCT
Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định công suất thủy tinh nhân tạo
6.4.Xét nghiệm máu,nước tiểu theo chỉ định của phòng xét nghiệm
6.5. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án
6.6. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật
7. Một số lưu ý sau khi phẫu thuật thay thủy tinh thể
– Giữ gìn vệ sinh tay, vệ sinh mắt sạch sẽ. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Các biểu hiện thông thường hay gặp: đỏ nhẹ, kích thích nhẹ, hơi cộm, chảy nước mắt,… Tuy nhiên cảm giác này sẽ giảm rõ rệt trong vài ngày sau phẫu thuật. Cảm giác cộm nhẹ,chảy nước mắt có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng.
– Đeo kính chống bụi hàng ngày,nên đeo cả thời gian đi ngủ trong vòng 3 ngày
– Tuyệt đối không được day dụi mắt
– Kiêng nước vào mắt trong 3 ngày đầu,hạn chế khói bụi,tắm từ cổ xuống để tránh nước vào mắt
– Thông thường, thị lực sẽ ổn định trong vòng 1-4 tuần, tránh đi bơi, cúi đầu nhiều, tránh làm việc nặng, hoạt động nhiều trong 3-4 tuần sau khi mổ.
– Sau mổ kiêng chất kích thích: rượu,bia,thuốc lá….
– Cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các triệu chứng:
- Đau nhức mắt,nhức đầu,buồn nôn
- Nhìn mờ nhanh.
- Đỏ mắt nhiều.
- Thấy chớp sáng hoặc nhiều ruồi muỗi bay trước mắt.
8. Một số biến chứng có thể gặp
Sau khi phẫu thuật xong bệnh nhân sẽ được theo dõi tại khu vực hậu phẫu,nếu cảm thấy bị
đau mắt hoặc khó chịu hãy báo ngay với kiến nhân viên y tế.
Trong quá trình hồi phục,bệnh nhân cũng có thể gặp một số vấn đề sau:
- Thấy các đốm đen: tình trạng này thường sẽ tự biến mất vài tuần sau đó
- Bị chảy dịch và ngứa: dùng một miếng vải ẩm và ấm để vệ sinh mắt.Lưu ý phải dùng khăn hoặc gạc mềm sạch,tuyệt đối không dùng tay
- Đau mắt và trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng,sụp mắt nhẹ hoặc thâm mắt: thường sẽ cải thiện khi mắt dần lành lại.